Tác dụng của cây xạ đen đối với sức khỏe như thế nào? Thông tin này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tìm hiểu ở trên các diễn đàn khác nhau. Thông tin bài viết dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí những kiến thức liên quan đến cây xạ đen, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tổng quan thông tin chung về cây xạ đen
Cây xạ đen hay còn được gọi với cái tên khác nữa đó là câu ung thư (theo như dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình), cây có quả màu nâu, bách giải, bạch vạn hoa, dây gối, thanh giang đằng,… Tên khoa học của cây này đó là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ dây gối (Celastraceae). Ở Việt Nam, cây xạ đen mọc nhiều tại khu vực rừng núi, nhất là ở tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình.
Theo như nhiều tin tức chia sẻ, cây xạ đen được biết đến là loại thực vật dây leo và thân gỗ, dài khoảng tầm 3 – 10m. Xạ đen mọc thành bụi, nhưng câu non thường sẽ có màu xám nhạt, không có lông, còn đối với cây trưởng thành sẽ có màu xanh nâu và rất nhiều lông.
Lá của cây này sẽ mọc so le, phiến lá hình bầu dục và đầu nhọn, chiều dài của lá khoảng tầm 7 – 12cm, chiều rộng khoảng 3-5cm, mép lá có răng cưa ngắn. Cuống lá tương đối ngắn, chỉ khoảng tầm 5 – 7mm.
Hoa của cây xạ đen sẽ có màu trắng, 5 cánh và thường mọc thành từng chùm ở nách hoặc là ngọn lá, chùm hoa dài khoảng tầm 5- 10cm, cuống hoa dài khoảng 2- 4mm. Quả xạ đen có hình giống như quả trứng, dài khoảng 1cm. Quả thường sẽ có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng và sẽ tách thành 3 mảnh. Cây xạ đen ra hoa vào thời điểm tháng 3 – 5, có quả từ tháng 8 – 12.
Mọi người có thể hái lá cây xạ đen để sử dụng làm dược liệu vào bất cứ khi nào, nhưng để đạt được dược tính cao, cần đợi đến khi cây già. Rửa sạch bằng nước những phần của cây xạ đen sau khi thu hoạch, tiến hành cắt thành từng đoạn ngắn rồi mang đi phơi/ sấy khô và cho vào túi nilon để sử dụng dần.
Tìm hiểu về tác dụng của cây xạ đen đối với sức khỏe
Như những tin tức được chia sẻ ở trên thì cây xạ đen còn được gọi với cái tên khác nữa đó là cây ung thư bởi thành phần hóa học của cây này có khả năng ức chế được tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi và gan. Cây này có thành phần hóa học gồm có các polyphenol (axit lithospermic và axit lithospermic B, axit rosmarinic, kaempferol 3-rutinoside, rutin); sesquiterpene và triterpene; những nhóm hợp chất khác như axit amin, quinone, flavonoid, tanin,…
Với các thành phần đó, những tác dụng của cây xạ đen còn được kể đến gồm có:
- Chống khối u: những hợp chất polyphenol, flavonoid, quinone trong loại cây này sẽ có công dụng ức chế tế bào ung thư phát triển, hóa lỏng tế bào ung thư nhằm dễ dàng tiêu hủy, từ đó chống hình thành khối u và di căn.
- Chống oxy hóa: những chất hóa học có ở trong cây xạ đen sẽ có khả năng chống lại những gốc tự do, sẽ làm suy giảm những tác hại của gốc tự do đối với tế bào.
- Chống nhiễm khuẩn: nhất là hợp chất saponin triterpenoid trong xạ đen sẽ có khả năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân vi khuẩn xâm nhập.
Theo như trong Đông y, cây xạ đen sẽ có vị hơi đắng và chát, tính hàn và có các công dụng sau:
- Điều trị bệnh viêm gan, xơ gan và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ làm vàng da.
- Giải độc, tiêu viêm và mụn nhọt ở trên da.
- Ổn định huyết áp và hoạt huyết.
- Điều trị khối u.
- Nhằm giải tỏa được căng thẳng, an thần và tăng cường sức đề kháng.
- Điều trị những căn bệnh xương khớp và cột sống.
Cũng tùy thuộc vào từng bài thuốc liều lượng sử dụng xạ đen sẽ tương ứng, nhưng tối đa chỉ nên sử dụng xạ đen khoảng tầm 70g/ ngày. Đồng thời, cần phải tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi có ý định dùng cây xạ đen trong quá trình điều trị bệnh lý.
Một số các lưu ý quan trọng khi dùng cây xạ đen
Tương tự như rất nhiều loại thuốc và thảo dược khác, trước khi dùng cây xạ đen làm dược liệu thì cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc/ bác sĩ nhằm tránh gặp phải những tác dụng phụ hoặc khả năng tương tác thuốc. Dưới đây sẽ là một số các lưu ý khi dùng cây xạ đen như sau:
- Không sử dụng vượt quá liều lượng cho phép bởi sẽ gây tụt huyết áp, hoa mắt và chóng mặt.
- Thuốc/ trà từ cây xạ đen sau khi nấu hoặc là hãm cần pha ở mức độ vừa đủ, đúng liều và dùng trong ngày. Tránh để thuốc qua đêm khi dùng sẽ gây đau bụng, đi ngoài và đầy bụng.
- Xạ đen sẽ có công dụng an thần, điều trị tình trạng mất ngủ nên sẽ gây nên tình trạng ngủ gà và ngủ gật.
- Không nên dùng đối với người mắc bệnh thận bởi có thể sẽ làm suy thận.
- Lưu ý không được tăng – giảm liều, hoặc phối hợp với những loại dược liệu khác để tránh gây các tác dụng không mong muốn.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ < 5 tuổi chính là các đối tượng không được dùng. Nếu như muốn sử dụng xạ đen để điều trị bệnh thì cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
- Không dùng đồ uống có cồn, những loại thực phẩm như đậu xanh, cà pháo, rau muống, măng chua,… khi uống cây xạ đen bởi sẽ làm giảm đi công dụng.
- Trong trường hợp sử dụng thuốc Tây Y để điều trị, nên uống thuốc Tây và những bài thuốc từ loài cây xạ đen cách nhau tối thiểu là 30 phút nhằm đạt được hiệu quả, tránh tình trạng tương tác thuốc.
Lời kết
Những thông tin do chuyên trang coastalcontemporarygallery.com chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về tác dụng của cây xạ đen đối với sức khỏe. Theo đó, mọi người hãy thường xuyên vào chuyên trang thông tin điện tử này để cập nhật thêm được nhiều kiến thức hữu ích khác trong cuộc sống.